Làng dệt Lùng Tám: Địa danh giữ trọn văn hoá dân tộc Hà Giang

Ngày đăng: 2023-06-25 10:16:50

Lùng Tám Hà Giang, nơi được biết đến là làng dệt thổ cẩm có truyền thống từ rất lâu đời. Những sản phẩm thổ cẩm được làm ra không chỉ thể hiện sự khéo léo của người đồng bào nơi đây, mà còn thể hiện được nét văn hóa đặc trưng. Đây cũng chính là một trong những lý do nhiều người muốn ghé đến Lùng Tám.

Lùng Tám là một xã có làng nghề truyền thông từ lâu đời.

Một vài thông tin cơ bản về làng dệt Lùng Tám

Bất kỳ du lịch ở Hà Giang cũng mong muốn đến được hết các địa điểm nổi bật, thu hút khách du lịch ở đây. Lùng Tám là một trong những địa điểm như vậy.

Lùng Tám nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm từ truyền từ đời này sang đời khác và đã gắn bó với người dân nơi đây từ bao đời. Làng nghề truyền thống nằm ở thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám của huyện Quản Bạ Hà Giang.

Vùng đất này nằm trong thung lũng nhỏ được bao quanh bởi núi đá, nơi đây có dòng sông Miện hiền hòa chảy qua. Đặc biệt, làng đệt rất gần với núi đôi Quản Bạ và chỉ cách trung tâm của Hà Giang khoảng 50km.

Làng dệt thổ cẩm nằm nép mình dưới những ngọn núi cao.

Trước đây, làng dệt thổ cẩm Hợp Tiến là ngôi làng của người H'mông được thành lập từ năm 2001. Làng ra đời từ khi mô hình hợp tác xã xuất hiện. Lúc đó, làng chỉ có 10 người sinh sống. Nhưng đế thời điểm hiện tại làng đã có đến 150 hộ dân với khoảng 2500 người.

Lùng Tám không chỉ nổi tiếng với nghề dệt lanh, mà còn nổi tiếng với nghề vẽ sáp ong và nhuộm chàm. Ngoài đi nương làm rẫy, thì người dân ở đây còn trồng lanh để dệt.

Bước chân đến làng dệt, bạn sẽ được cảm nhận rõ nét văn hóa truyền thống của người H'mông. Những mái nhà gỗ đơn sơ bên ngoài, nhưng bên trong lại chứa giá trị vật chất và tinh thần rất lớn. Họ dệt vải không chỉ với mục đích là may trang phục để mặc, mà còn là cách để họ gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.

Hướng dẫn đường đi đến Lùng Tám Hà Giang

Vùng đất thuộc huyện Quản Bạ này được bao quanh bởi núi cao, nhưng cung đường di chuyển đến đây rất thuận tiện. Bạn chỉ đi theo đường quốc lộ, mà không phải chinh phục bất kỳ cung đường đất khó nhằn nào.

Từ thành phố Hà Giang để đến với làng dệt thổ cẩm, bạn có thể lựa chọn một trong 2 cung đường sau:

Cung đường thứ nhất: Thành phố Hà Giang - Đường Nguyễn Trãi - Quốc lộ 4C - Cốc Tiếng - Dốc Bắc Sum - Cổng trời Quản Bạ - núi đôi Quản Bạ - Cán Tỷ - Thung lũng Lùng Tám - Đường 181 - Làng đệt thổ cẩm.

Cung đường thứ 2: Trung tâm Hà Giang - Đường Nguyễn Trãi - Quốc lộ 4C - Cầu Thuận Hòa - Đèo Mã Pí Lèng - Chợ Thuận Hòa - A Boong Waterfall - Đường 181 - Làng đệt thổ cẩm.

Cung đường di chuyển đến Lùng Tám toàn là đường quốc lộ.

2 cung đường di chuyển này, thì cung đường thứ 2 sẽ gần hơn cung đường thứ nhất. Cung đường thứ nhất dài hơn nhưng lại có nhiều cảnh đẹp và có không ít các điểm dừng chân, quán cà phê ven đường. Cả 2 cung đường đều sẽ di chuyển qua đường 181, đến ngã 3 đầu tiên tại thôn Cốc Mạ, thì lộ trình di chuyển tiếp theo sẽ tương tự nhau. Bạn sẽ đi qua 7 khúc cua, đến khúc cua thứ 7, bạn sẽ đi vào con đường nhỏ, đi khoảng vài trăm mét là đến với làng dệt thổ cẩm.

Vì đường di chuyển đến đây khá thuận tiện nên bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân. Bạn cũng có thể thuê xe máy để di chuyển. Đi xe máy thì bạn dễ dàng dừng ở các điểm dọc đường để ngắm cảnh, check in. Nhưng khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn cần đảm bảo xe hoạt động tốt.

Lùng Tám ở Hà Giang có gì độc đáo và nổi bật?

"Chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên", đây là câu nói rất quen thuộc của người dân sống tại làng dệt thổ cẩm. Bởi qua bao đời, các sản phẩm dệt vải của họ đều được làm bằng sợi vải lanh. Cũng chính là nguyên liệu tự nhiên nên khi mặc những sản phẩm được làm từ vải lanh đều rất thoải mái và luôn giữ được độ bền đẹp.

Tìm hiểu về quy trình dệt thổ cẩm

Đến tham quan làng dệt thổ cẩm, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy quy trình để tạo ra một tấm vải sẽ như thế nào, bao gồm những công đoạn gì. Theo phong tục của người H'mông, mỗi người phụ nữ ở đây khi đến tuổi trưởng thành đều sẽ có một mảnh đất trồng lanh. Mảnh đất này thường nằm ở ven chân núi và khá bằng phẳng. Cây lanh được trồng và chăm sóc sau khoảng hơn 2 tháng thì có thể thu hoạch để dệt thành sợi.

Cây lanh khi đến độ thu hoạch sẽ được người dân tuốt hết lá và mang phần thân về nhà. Sau đó, thân cây sẽ được ngâm với nước và kéo thành các sợi nhỏ. Từng sợi lanh sẽ được cuốn vào khung và quay cho đến khi mềm ra sẽ đem luộc hoặc hấp.

Quá trình dệt vải lanh trải qua nhiều công đoạn khác nhau.

Tiếp đến là công đoạn dệt sợi thành vải. Đây là công đoạn đòi hỏi cao về yếu tố kỹ thuật và sự khéo léo. Khung cửi được họ sử dụng để dệt vải đều do tự tay họ làm. Khi bắt đầu dệt, phần trên của khung sẽ được buộc chặt vào cột hoặc vách nhà, phần đai sẽ đeo vào lưng của người dệt. Trải qua một quá trình dệt rất tỉ mỉ, các tấm vải lanh đã được ra đời.

Công đoạn tiếp theo người dân sẽ mang tấm vải vừa dệt đó đi giặt nhiều lần cho trắng. Họ sử dụng đá hoặc khúc gỗ chà mạnh vào tấm vải để cho vải mềm ra và bóng hơn. Sau đó vải sẽ được nhuộm màu. Các màu nhuộm được sử dụng đều là màu tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất gì. Người dân ở đây thường lấy các loại lá, cây rừng để tạo màu như lá ổi, vỏ, rễ cây, lá chàm.

Trong đó kỹ thuật nhuộm màu bằng lá chàm được đánh giá rất cao, không có một chỗ nào sánh được. Vải sẽ được ngâm trong hỗn hợp chàm khoảng 1 tiếng rồi đem phơi nắng, quy trình nhuộm phơi nắng được lặp lại nhiều lần cho đến khi vải có màu đẹp và bóng. Thời gian cho công đoạn nhuộm màu cho vải mất khoảng 2 tháng. Cũng chính vì vậy mà màu của vải rất bền.

Công đoạn cuối cùng đó chính là trang trí các họa tiết cho tấm vải. Người dân ở đây sử dụng rất nhiều các họa tiết khác nhau để trang trí cho vải, thường thấy nhất vẫn là hình tròn, tam giác, ô vuông, hoa,... Các họa tiết được người dân tự tay thêu bằng kim chỉ hoặc bằng sáp ong. Người dân ở đây dùng chính sáp ong để vẽ hoa văn làm đẹp hơn cho những tấm vải trắng.

Khám phá các sản phẩm thổ cẩm

Tất cả các công đoạn dệt thổ cẩm đều được làm thủ công hoàn toàn, từ những cây lanh tươi, qua bàn tay của người dân tại đây đã tạo nên những tấm vải nhiều màu sắc khác nhau. Chính đôi bàn tay khéo léo và sự tỉ mỉ của những người phụ nữ Lùng Tám đã tạo nên rất nhiều các sản phẩm thổ cẩm như quần áo, váy, khăn, túi, ví, mấn,...

Ngay bên trong lành có các gian hàng trưng bày sản phẩm thổ cẩm do chính người dân ở đây làm. Bạn có thể tham quan và ngắm nhìn vẻ đẹp rất riêng của từng sản phẩm. Giá các mặt hàng dao động từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng. Bạn hoàn toàn có thể chọn mua các sản phẩm này về dùng hoặc làm quà cho mọi người.

Rất nhiều sản phẩm thổ cẩm đã được tạo nên từ vải lanh.

Các đồ thổ cẩm ở làng dệt chủ yếu được xuất sang thị trường nước ngoài. Sản phẩm đã có mặt ở hơn 20 nước khác như, trong đó có một số thị trường lớn như Nhật Bản, My, Thụy Sỹ,... Sản phẩm không chỉ đẹp mắt, độc đáo, mà còn tốt, thân thiện với môi trường và sức khỏe người dùng.

Trải nghiệm tại làng dệt

Khi tham quan và khám phá làng dệt bạn không chỉ được tìm hiểu về kỹ thuật dệt vải, được tận mắt nhìn ngắm các sản phẩm thủ công ở đây, mà còn được tham gia vào quá trình dệt vải. Bạn sẽ được ngồi thêu dệt vải như một người dân bản địa.

Bạn sẽ được người dân ở đây hướng dẫn cụ thể từng công đoạn để thử trải nghiệm. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú và hiểu hơn về công việc tưởng rằng nhẹ nhàng, nhưng lại rất vất vả của người dân.

Tham gia dệt vải thổ cẩm cùng với người dân h'mông.

Vào năm 2015, huyện Quản Bạ đã tổ chức lễ hội làng nghề dệt lanh để tôn vinh giá trị của nghề dệt tại đây. Nếu đi vào dịp tổ chức lễ hội, bạn sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động, trong đó có cả các trò chơi dân gian.

Nghề dệt thổ cẩm tại Lùng Tám Hà Giang có ý nghĩa gì?

Làng nghề truyền thống này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn thể hiện giá trị văn hóa lâu đời tốt đẹp.

Giá trị kinh tế

Nếu như trước đây vải lanh chỉ được sử dụng để may trang phục cho cá nhân, gia đình dùng trong các dịp lễ Tết hoặc một số ít có thể đem ra chợ phiên để trao đổi hàng hóa. Sau này khi ra đời mô hình hợp tác xã, các gia đình đã bắt đầu tăng cường sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm chất lượng phục vụ cho hoạt động du lịch và kinh doanh.

Sản phẩm thổ cẩm được xuất sang nhiều nước trên thế giới.

Với những hoạt động quảng bá được thực hiện, các sản phẩm thổ cẩm của làng được nhiều người biết đến. Các sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng nên rất được ưa chuộng tại thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Nhờ đó mà đời sống kinh tế của người dân nơi đây được cải thiện. Số hộ nghèo được giảm đi đáng kể.

Giá trị văn hóa truyền thống

Người H'mông tin rằng sợi lanh có thể kết nối được thế giới âm dương. Sợi lanh sẽ dẫn đường cho những người đã qua đời tìm về đúng tổ tiên và đầu thai làm người. Những người đã qua đời ở đây sẽ được mặc trang phục vải lanh khi an táng.

Bên cạnh đó, vải lanh còn được sử dụng làm yếu tố để đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ H'mông tại đây. Sự khéo léo, chăm chỉ của họ thể hiện rõ qua số lượng và chất lượng của các tấm vải lanh do chính họ làm ra. Vì vậy, phụ nữ ở đây đã được dạy dệt vải từ nhỏ. Chỉ khi họ có thể tự tay may được bộ trang phục thổ cẩm hoàn chỉnh, thì khi đó mới được xem là người trưởng thành.

Vải lanh gắn bó với đời sống văn hóa tâm linh của người Lùng Tám.

Đặc biệt, trong hôn lễ của Lùng Tám, con gái lấy chồng sẽ được mẹ tặng cho một bộ trang phục vải lanh. Đây được xem là của hồi môn và khi về nhà chồng họ sẽ tặng cho nhà chồng một bộ trang phục vải lanh do chính mình tự làm.

Địa điểm tham quan gần làng dệt thổ cẩm được yêu thích

Gần khu vực làng dệt thổ cẩm có rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng. Trên cung đường di chuyển đến làng thổ cẩm, bạn có thể ghé thăm và dừng chân ở các địa điểm sau:

Cao nguyên đá Đồng Văn: Cao nguyên được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu với lịch sử từ hàng trăm triệu năm với vẻ đẹp hoang sơ.

Rừng thông Yên Minh: Những hàng thông cao vút thẳng tắp tạo nên một khung cảnh không khác gì Đà Lạt.

Núi đôi Quản Bạ: Một núi đôi tự nhiên, nhưng lại sở hữu vẻ đẹp như một tác phẩm nghệ thuật do bàn tay con người tạo nên.

Cổng trời Quản Bạ: Đây được xem như điểm giao thoa giữa đất trời. Đứng từ cổng trời, bạn có thể nhìn bao quát được khung cảnh của Quản Bạ.

Thung lũng Thạch Sơn Thần: Đây chính là thung lũng hoa tam giác mạch nổi tiếng của Hà Giang vào khoảng tháng 10, tháng 11. Ở đây hoa tam giác mạch bạt ngàn và trải dài tạo nên một khung cảnh nên thơ.

Ghé thăm làng dệt thổ cẩm khi đến với Hà Giang.

Những địa điểm này đều nằm gần đường quốc lộ 4C nên rất tiện lợi cho bạn tham quan và trải nghiệm. Chắc chắn, chuyến đi đến Lùng Tám Hà Giang của bạn sẽ trở nên đẹp và ý nghĩa hơn với một lộ trình di chuyển không thể nào hấp dẫn hơn.


Có thể bạn quan tâm

Review 4 Nhà Nghỉ Ở Hoàng Su Phì Dịch Vụ Tốt, Chi Phí Hợp Lý

Review 4 Nhà Nghỉ Ở Hoàng Su Phì Dịch Vụ Tốt, Chi Phí Hợp Lý

Nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì là loại hình nghỉ ngơi phổ biến tại huyện nhỏ thơ mộng này của Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Cùng chúng tôi điểm qua những cái tên nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì có chất lượng được đánh giá cao nhất nhé! Nhà...

Khu Nghỉ Dưỡng Bắc Mê Hà Giang: Địa Chỉ, Chi Phí, Dịch Vụ

Khu Nghỉ Dưỡng Bắc Mê Hà Giang: Địa Chỉ, Chi Phí, Dịch Vụ

Khu nghỉ dưỡng Bắc Mê Hà Giang - Resort P'apiu là điểm dừng chân cao cấp và tiện nghi dành cho du khách khi đến với Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Hãy cùng chúng tôi khám phá các dịch vụ thú vị ở khu nghỉ dưỡng Bắc Mê Hà Giang này...

Top 5 Khách Sạn Hoàng Su Phì View Cực Đỉnh, Giá Hấp Dẫn

Top 5 Khách Sạn Hoàng Su Phì View Cực Đỉnh, Giá Hấp Dẫn

Khách sạn Hoàng Su Phì đã được nâng cấp nhiều về chất lượng bởi những năm gần đây, Hoàng Su Phì trở thành địa điểm thu hút đông đảo các khách du lịch khi tới thăm Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Chần chừ gì mà không tham...

Bạn cần tư vấn, vui lòng liên hệ

0915 635 969 - 0915 635 969 (Zalo) Hoặc yêu cầu thiết kế Tour riêng

Đối tác của chúng tôi