Chợ phiên Hoàng Su Phì họp phiên vào ngày nào? Có gì đặc biệt

Ngày đăng: 2023-05-26 20:26:28

Bạn có thể ghé đến chợ phiên Yên Minh, chợ phiên Đồng Văn Hà Giang, chợ phiên Quản Bạ, chợ phiên Mèo Vạc hay chợ phiên Xín Mần, nhưng nhất định bạn không nên bỏ qua chợ phiên Hoàng Su Phì. Còn lý do là gì sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau đây.

Khám phá khu chợ hàng trăm năm tuổi ở Hà Giang.

Thông tin cơ bản về chợ phiên Hoàng Su Phì

Chợ nằm ngay ở thị trấn Vinh Quang thuộc trung tâm của huyện Hoàng Su Phì. Vì vậy mà mọi người còn gọi đây là chợ phiên Vinh Quang Chợ thu hút một lượng người khá đông. Có những ngày chợ đông người ngồi kéo dài đến cả vài cây số, nhưng khu vực đông nhất vẫn là phố Lâm Đồng.

Trong số rất nhiều chợ phiên Hà Giang, thì chợ Vinh Quang là ngôi chợ "cao niên" nhất khi tuổi đời của chợ cũng đã hơn 200 năm. Chợ họp duy nhất vào buổi sáng chủ nhật mỗi tuần. Vì là chợ phiên của huyện nên có rất nhiều người từ các dân tộc khác nhau trong huyện kéo đến. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy người Tày, người Dao đỏ, người Nùng hoặc H'mông khi tham quan chợ. Bởi đa phần người dân ở đây khi đến chợ đều mặc trang phục truyền thống của họ. Nhờ đó mà chợ trở thành một bức tranh đa màu sắc.

Chợ họp từ sớm và nằm ngay ở thị trấn Vinh Quang.

Trên khắp các nẻo đường ở đây từ mờ sáng đã thấy tiếng mọi người nói chuyện, kéo nhau đi chợ phiên. Không khí vui tươi và nhộn nhịp như đang đi hội. Cũng bởi chợ không chỉ là nơi buôn bán, mà còn là nơi mọi người gặp gỡ và giao lưu với nhau.

Hướng dẫn đường đi chợ phiên Hoàng Su Phì Hà Giang

Đa phần mọi người khi đến tham quan chợ đều lựa chọn phương tiện là xe máy. Có thể là xe máy cá nhân hoặc thuê xe máy đi du lịch Hà Giang và khám phá chợ phiên. Một số người ở gần khu vực của chợ có thể đi bộ.

Nếu đi xe máy từ trung tâm thành phố Hà Giang, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hướng di chuyển sau:

Hướng thứ nhất: Từ trung tâm thành phố, bạn đi vào đường Nguyễn Trái theo hướng Phương Độ. Đi khoảng 4km bạn sẽ gặp ngã ba giao với đường 20/8. Tiếp tục đi theo đường 20/8 khoảng 15km là bạn đến xã Thanh Thủy. Tại đây bạn rẽ vào đường ĐT 197C và đi tiếp thêm khoảng 56km nữa là đến thị trấn Vinh Quang. Từ điểm này, bạn đi khoảng vài trăm mét theo hướng về tòa án nhân dân của huyện là đến chợ.

Hướng thứ hai: Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo hướng quốc lộ 2, chạy dọc theo dòng sông Lô khoảng 43km đi qua các địa điểm Ban Ma, thị trấn Vị Xuyên, Ngần Thượng sẽ đến Bắc Quang. Ngay tại ngã ba của Bắc Quang, bạn rẽ vào đường DT 177 đi khoảng 78km qua Tân Lập, Nậm Ty là đến thị trấn Vinh Quang. Di chuyển thêm vài trăm mét về hướng tòa án huyện là đến nơi.

Bạn sẽ có 2 cách di chuyển đến chợ phiên Hoàng Su Phì.

Chợ Hoàng Su Phì có gì đặc biệt?

Là một chợ phiên lớn nhất khu vực và quy tụ nhiều người dân ở các dân tộc khác nhau, nên chợ có rất nhiều điều hấp dẫn để bạn khám phá. Dưới đây là những nét đặc trưng của chợ.

Khám phá ẩm thực vùng cao

Ngay khi bước vò cổng chợ bạn đã thấy các gian hàng bán đủ các loại bán trái, các món ăn đặc sản Hà Giang. Từ bánh hạt dẻ, bánh sắn, bánh tam giác mạch cho đến phở chua, thắng cố, cháo ấu tẩu, lẩu,... Giá mỗi phần ăn cho các món dao động khoảng từ 5.000 đồng - 30.000 đồng.

Sự hấp dẫn của các món ăn ở đây không chỉ là từ mùi hương, mà còn ở cả cách chế biến và việc sử dụng các gia vị đặc trưng. Như món phở chua, khác với món phở ở dưới xuôi có vị ngọt dịu, thì phở chua ở đây kết hợp giữa vị chua nhẹ của nước dùng làm bằng giấm và vị ngọt của thịt sử dụng ăn kèm. Hay món cháo ấu tẩu được chế biến từ nước hầm xương, gạo nương và củ ấu tẩu xay. Bật mí cho bạn biết, cháo ấu tẩu chính là một món ăn giải cảm cực hay của người dân ở đây.

Phở chua Hà Giang rất thơm ngon và hấp dẫn.

Một món ăn mà người dân bản địa và khách du lịch rất thích khi đến chợ đó chính là thắng cố. Bạn sẽ bắt gặp những chảo gang lớn với đủ loại nội tạng đang được đặt trên bếp khói bay nghi ngút. Và khi bạn đã tham quan hết chợ, thì khi ra về đừng quên mua bánh tam giác mạch để thưởng thức hoặc làm quà. Đây là một loại bánh đặc trưng của vùng núi đá cao nguyên.

Tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số

Cơ hội để bạn tìm hiểu văn hóa của các dân tộc vùng cao ở ngay các gian hàng bày bán trang phục dân tộc, các loại vải thổ cẩm, váy, khăn, mấn, túi xách hay khăn quàng cổ. Văn hóa và cuộc sống của người dân ở đây được thể hiện rõ nét trong trang phục của họ.

Và chắc nhiều bạn không biết, chợ phiên Vinh Quang được ví là cái nôi của quần áo thổ cẩm. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều các bộ trang phục thổ cẩm khác nhau được bán ở chợ. Từ thổ cẩm của người Mông cho đến vải chàm của người Nùng, Tày,.. Đa phần vải vóc hoặc trang phục được bán ở chợ phiên Hoàng Su Phì đều do người dân tự dệt, tự may và thêu.

Vải thổ cẩm do người dân tự dệt bán ở chợ rất nhiều.

Đi dọc chợ, bạn sẽ nhìn thấy các cô gái Nùng trong trang phục truyền thống đang bán các loại trang sức làm bằng bạc. Và thường họ sẽ đeo các trang sức này lên người để khách tham quan dễ dàng nhìn thấy rồi mua.

Tìm một quầy rượu ở chợ sẽ rất khó. Bởi đa phần người bán hàng ở chợ đều là phụ nữ. Song ở phía cuối chợ bạn vẫn thấy có những chàng trai bán dê núi, gà đen hoặc lợn cắp nách.

Nơi người dân vùng cao gặp gỡ, giao lưu

Chợ ở đây bán đủ loại hàng hóa khác nhau như đồ ăn, thức uống, nông sản, sản phẩm tự làm, các mặt hàng thiết yếu. Mọi người đến đây mua bán các loại hàng hóa là phụ còn mục đích chính đến chợ là để gặp mặt, giao lưu với nhau.

Mọi người đến chợ gặp gỡ nhau là chính.

Bằng chứng là rất nhiều các chị, các mẹ, các bà ở đây đeo gùi đi bộ hàng chục cây số từ sáng sớm đến chợ chỉ bán vài mớ rau dắn, ít rau tầm bóng, vài cân măng, ít mắc khén hay ít thảo quả. Khi tan chợ, mặc dù chưa bán hết hàng như mọi người vẫn nở nụ cười thật tươi ở trên môi. Và đã có không ít những mối tình được nên duyên từ chợ.

Hít hà hương vị của núi rừng nơi đây

Trải nghiệm chợ phiên không chỉ là để hòa mình vào không khí nhộn nhịp, vui tươi và tấp nập ở chợ. Mà đến đây bạn còn được hít hà thứ hương vị đặc trưng của núi rừng. Cái hương vị mà chỉ có ở núi rừng Tây Bắc mới có.

Đó có thể là mùi cay nhẹ thoang thoảng của mắc khén theo chân cô gái Dao ở Bản Luốc xuống chợ. Mùi thơm của thảo quả được cô gái Mông ở Sán Xả Hồ đem xuống. Hay gương mặt ửng hồ của cô gái Nùng bán rượu lá.

Bạn sẽ được ngửi hương của rất nhiều thảo mộc được bán ở chợ Vinh Quang.

Và chắc chắn bạn sẽ bị say mê với mùi hương của quế ở những gian hàng bán hương nhang. Loại hương truyền thống của người Nùng được làm từ vỏ quế và các loại lá rừng. Nó tỏa ra một mùi hương rất đặc trưng và dễ chịu.

Bạn cũng thấy được nét đặc trưng ở đây với một góc chợ bán các loại nông cụ để làm nương rẫy hay các loại nguyên liệu để nhuộm vải hoặc sắc màu của những miếng vải thổ cẩm.

Chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào ngày nào?

Là một huyện lớn với địa hình bị chia cắt mạnh nên ở đây không chỉ có chợ Hoàng Su Phì, mà còn có nhiều chợ phiên khác. Mỗi chợ ở đây sẽ có một lịch họp khác nhau, bạn có thể tham khảo lịch họp chi tiết các chợ phiên của huyện sau đây:

Chợ Sán Xả Hồ: Họp vào thứ 2 mỗi tuần.

Chợ Bản Péo, chợ Túng Sán: Họp thứ 3 mỗi tuần.

Chợ Ngã 3 đồn biên phòng Thàng Tín, chợ Bản Phùng, chợ Tân Tiến, chợ Tả Sử Choóng: Họp thứ 4 mỗi tuần.

Chợ Nam Sơn, chợ Bản Luốc, chợ Bản Nhùng: Họp thứ 5 mỗi tuần.

Chợ Nậm Ty, chợ Hồ Thầu, chợ Ngàm Đăng Vài, chợ Km16 xã Chiến Phố: Họp thứ 6 mỗi tuần.

Chợ Chiến Phố, chợ Thàng Tín, chợ Bản Máy, chợ Pờ Ly Ngài, chợ Mốc 227 Thàng Tín, chợ Nậm Khòa: Họp thứ 7 mỗi tuần:

Chợ Hoàng Su Phì, chợ Nậm Dịch, chợ Thông Nguyên: Họp chủ nhật mỗi tuần.

Tại huyện Hoàng Su Phì có rất nhiều chợ phiên ở các bản.

Kinh nghiệm tham quan chợ phiên Vinh Quang

Đây là những kinh nghiệm của bản thân khi du lịch Hà Giang và trải nghiệm chợ phiên, bạn có thể lưu lại để có một chuyến đi trọng vẹn nhất.

Thời gian: Chợ chỉ diễn ra trong buổi sáng và bắt đầu hợp từ mờ sáng. Bạn nên căn chỉnh thời gian di chuyển đến chợ cho phù hợp để có thể khám phá được nhiều điều độc đáo nhất. Nếu từ trung tâm Hà Giang đến chợ thì bạn sẽ phải đi mất khoảng 3 giờ.

Trang phuc: Nếu bạn đi chợ từ sáng sớm thì nên mặc thêm áo khoác. Bởi thời tiết ở đây vào buổi sáng còn khá lạnh. Nếu đi vào mùa đông, thì bạn nên mặc áo khoác dày và mang mũ, tất, khăn quàng cổ.

Mua bán: Đa phần người buôn bán ở chợ đều là người dân tộc thiểu số nên bạn tránh mặc cả hoặc kì kèo về giá cả.

Tiền mặt: Bạn nên mang theo tiền mặt đi chợ, vì ở đây chỉ dùng tiền mặt để thanh toán. Và nhớ là mang theo tiền mặt có mệnh giá thấp. Tiền mệnh giá cao sẽ bất tiện cho người bán khi trả lại tiền thừa. Ngay trung tâm Hà Giang và các thị trấn đều có cây ATM, bạn có thể rút tiền tại đó.

Tham gia lễ hội Hoàng Su Phì và khám phá chợ phiên ở đây.

Lễ hội Hoàng Su Phì sắp đến gần, bạn có thể kết hợp tham gia lễ hội và ghé đến chợ phiên Hoàng Su Phì để cảm nhận hết sự đặc sắc và nhộn nhịp của một phiên chợ tại vùng đất cao nguyên đá này.


Có thể bạn quan tâm

Review 4 Nhà Nghỉ Ở Hoàng Su Phì Dịch Vụ Tốt, Chi Phí Hợp Lý

Review 4 Nhà Nghỉ Ở Hoàng Su Phì Dịch Vụ Tốt, Chi Phí Hợp Lý

Nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì là loại hình nghỉ ngơi phổ biến tại huyện nhỏ thơ mộng này của Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Cùng chúng tôi điểm qua những cái tên nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì có chất lượng được đánh giá cao nhất nhé! Nhà...

Khu Nghỉ Dưỡng Bắc Mê Hà Giang: Địa Chỉ, Chi Phí, Dịch Vụ

Khu Nghỉ Dưỡng Bắc Mê Hà Giang: Địa Chỉ, Chi Phí, Dịch Vụ

Khu nghỉ dưỡng Bắc Mê Hà Giang - Resort P'apiu là điểm dừng chân cao cấp và tiện nghi dành cho du khách khi đến với Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Hãy cùng chúng tôi khám phá các dịch vụ thú vị ở khu nghỉ dưỡng Bắc Mê Hà Giang này...

Top 5 Khách Sạn Hoàng Su Phì View Cực Đỉnh, Giá Hấp Dẫn

Top 5 Khách Sạn Hoàng Su Phì View Cực Đỉnh, Giá Hấp Dẫn

Khách sạn Hoàng Su Phì đã được nâng cấp nhiều về chất lượng bởi những năm gần đây, Hoàng Su Phì trở thành địa điểm thu hút đông đảo các khách du lịch khi tới thăm Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Chần chừ gì mà không tham...

Bạn cần tư vấn, vui lòng liên hệ

0915 635 969 - 0915 635 969 (Zalo) Hoặc yêu cầu thiết kế Tour riêng

Đối tác của chúng tôi